Thửa Đất Là Gì? – Một số Khái Niệm Liên Quan Đến Thửa Đất
Bạn đã bao giờ bạn thắc mắc thửa đất là gì? hay chưa? Và trên thửa đất sẽ thể hiện cho bạn biết những thông tin gì? Cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc trên xem ngay bài viết “ thủa đất là gì” để được hiểu rõ hơn nhé!
Thửa đất là gì?
Thửa đất là một trong những chế định pháp lý của nhà nước. Nó được quy định rõ ràng tại các Điều Luật, văn bản quản lý đất đai của Việt Nam. Theo đó, khái niệm thửa đất được quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 hợp nhất Luật đất đai như sau: Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Hiểu một cách đơn giản thửa đất chính là phần đất có ranh giới đã được xác định rõ các thông tin về mục đích, vị trí, số thửa. Việc xác định diện tích này được cơ quan địa chính đo đạc theo luật định một cách chính xác.
Việc xác định diện tích, hình dáng cũng như vị trí của thửa đất cần tuân theo những biện pháp đo đạc kỹ càng. Quá trình khảo sát, thu nhập thông tin sẽ giúp đơn vị quản lý xây dựng bản đồ chi tiết cũng như đo đạc đất một cách chính xác nhất. Hiện nay công tác quản lý, xử lý tranh chấp các thửa đất do cơ quan địa chính chịu trách nhiệm. Khi có bất kỳ thắc mắc, kiến nghị nào, người dân có thể liên hệ với đơn vị này để được hỗ trợ, giúp đỡ.
Một số khái niệm liên quan đến thửa đất
Số thửa đất là gì?
Số thửa đất là cách gọi ngắn gọn của số thứ tự thửa đất hay số tờ số thửa. Khái niệm này được đề cập tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường. Cụ thể, số thứ tự thửa đất là một chữ số tự nhiên thể hiện số thứ tự của thửa đất trên bản đồ địa chính. Các con số này được xác định duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính nhất định.
Hiểu một cách đơn giản, số thửa đất là số hiệu của thửa đất trên bản đồ địa chính được Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập theo quy định
Hợp thửa đất là gì?
Về cơ bản, luật đất đai hiện hành chưa có điều luật nào nêu rõ khái niệm hợp thửa hay hợp nhất thửa đất là gì. Tuy nhiên dựa theo quy định hiện hành, có thể thấy hợp thửa đất là trường hợp người ta gộp các quyền sử dụng đất đối với hai hoặc nhiều thửa đất liền kề của một chủ sở hữu lại thành quyền sử dụng chung đối với tổng diện tích đất nói trên. Lúc này chủ sở hữu thường làm thủ tục đăng ký một quyền sử dụng đất mới trên cơ sở các thửa đất người này sở hữu ban đầu.
Thủ tục hợp thửa cho phép chủ sở hữu xây nhà trên hai thửa đất liền kề cùng thuộc quyền sở hữu của người chủ đó.
Một số chi phí mà chủ sở hữu phải chịu khi làm thủ tục hợp thửa bao gồm:
- Lệ phí địa chính: mức phí mà Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định sẵn (ở mỗi địa phương mức lệ phí có thể chênh lệch nhau).
- Lệ phí thực hiện thủ tục hợp thửa tại cơ quan địa chính.
- Lệ phí cấp Sổ đỏ nếu chủ sở hữu yêu cầu.
Tách thửa đất là gì?
Cũng tương tự như với hợp nhất thửa, tách thửa đất chưa được đưa khái niệm vào các bộ luật. Dù vậy, vẫn có thể hiểu tách thửa đất là việc phân chia hoặc chuyển đổi quyền sở hữu đất đai từ một người thành nhiều người.
Các trường hợp thực hiện tách thửa đất hiện nay thường bao gồm:
- Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người sử dụng đất.
- Do thi hành quyết định hoặc bản án của Toà án.
- Phải đáp ứng đủ các điều kiện thì mới được tách thửa.
- Mảnh đất cần đạt từ diện tích tối thiểu mà địa phương quy định trở lên mới được phép thực hiện thủ tục tách thửa.
- Chủ sở hữu cần hoàn thành các nghĩa vụ tài chính có liên quan.
Lệ phí tách thửa đất hiện nay thường bao gồm 2 loại chính:
- Chi phí đo đạc thửa đất do đơn vị thực hiện đo đạc đưa ra (thường dao động từ ngưỡng 1 – 2 triệu đồng.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất do Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quy định (mức thu này được đánh giá là khá rẻ, chỉ khoảng 100.000 vnđ/lần cấp).
Ranh giới thửa đất là gì?
Ranh giới thửa đất đã được định nghĩa tại Khoản 2, Điều 8, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT. Theo đó, ranh giới thửa đất là một đường gấp khúc tạo bởi nhiều cạnh thửa nối liền, bao kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.
Việc xác định ranh giới thửa đất thường do cán bộ địa chính công tác tại văn phòng địa chính địa phương đo đạc và xác lập các số liệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, ranh giới thửa đất lại được xác định dựa theo Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 8, Thông tư 25/2014/TT-BTNMT thay vì cách đo đạc truyền thống.
Căn cứ xác định ranh giới một thửa đất đôi khi cũng dựa vào Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 kết hợp cùng Thông tư nêu trên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả các bên liên quan.
Quyền của chủ sở hữu thửa đất
Trước khi quyết định mua bán bất kỳ loại bất động sản nào, nhà đầu tư nên nắm rõ một số quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối với thửa đất như sau:
- Được cơ quan địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận này chính là cơ sở để pháp luật công nhận và bảo hộ các quyền lợi khác của chủ sở hữu đối với mảnh đất. Lưu ý, giấy chứng nhận này đồng thời công nhận quyền sở hữu các loại tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu.
- Được toàn quyền hưởng và quyết định các thành quả lao động cũng như đầu tư dựa trên thửa đất.
- Được hưởng các lợi ích từ công trình công cộng cũng như các chính sách cải tạo, bồi bổ đất.
- Được bồi thường theo đúng quy định của pháp luật khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.
Có quyền làm đơn khiếu nại, tố cáo hoặc kiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến thửa đất. Lúc này Nhà nước sẽ bảo hộ cho lợi ích hợp pháp về đất đai của chủ sở hữu đối với mảnh đất đó.
Xem thêm bài viết: Làm sao để bán nhà nhanh và được giá