Kinh Nghiệm Mua Bán Nhà Đất
Kinh nghiệm mua bán nhà đất là yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong quá trình tìm mua nhà đất. Trong đó, làm thế nào để tìm được một căn nhà, miếng đất có vị trí tốt, giá rẻ, hợp phong thủy là những tiêu chí hàng đầu mà người mua nào cũng mong muốn. Xem nay bài viết “kinh nghiệm mua bán nhà đất” để được hiểu rõ hơn. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn nhé!
Tìm hiểu thông tin nhà, đất:
Nhà, đất đã có sổ đỏ là điều kiện đầu tiên để bạn bước đầu yên tâm giao dịch, mua bán. Nhưng thời buổi bây giờ, dù có sổ đỏ cũng không thể yên tâm 100% được. Vậy thì trước tiên chắc chắn ai cẩn thận cũng sẽ đến tận nơi kiểm tra, so sánh thửa đất, căn nhà trên thực tế với thông tin trên sổ đỏ có khớp hay không, kiểm tra và so sánh một cách tương đối sơ đồ bản vẽ và thửa đất trên thực tế.

Kinh nghiệm mua bán nhà đất như thế nào? Một số lưu ý cần biết
– Các bạn cứ tham khảo tất cả các khu vực đất đang bán hoặc mua, khu nào có nhiều nhóm người như mình đi xem đất là khu đó bất động sản sôi động, dễ thanh khoản.
– Có một điều cần chú ý là khi mua bạn nên tạm quên đi đất đai với mục đích là để ở, hãy coi nó như món hàng. Và món hàng đó đang bị thổi giá. Tâm niệm như thế.
– Không chọn các lô đất ở khu quá phức tạp và nhiều tệ nạn xã hội, bởi các khu này rất khó bán. Mặc dù giá nó không hề rẻ so với các khu tương đương mà độ thanh khoản thấp, do ai cũng ngại. Chọn các lô đất dân cư xung quanh hiền hòa thì dễ bán hơn nhiều. Dù nó có ở xa một tí và vừa túi tiền.
– Tìm và quan hệ với nhiều môi giới chứ không chỉ với một người nhằm có thể cập nhật thường xuyên thị trường.
– Đừng nhận định gì quá kỹ về lô đất, nó không theo logic thông thường đâu. Hãy dựa vào cảm nhận của bản thân. Nhiều lô đất khi giới thiệu trên bản đồ thì rất là đẹp, nhưng đến nơi tự nhiên lại không ưng nữa. Những nhận định của bản thân đôi khi lại cứu chúng ta nhiều bàn thua.
– Không mua các lô đất có tiền sử tranh chấp và có sẵn nhà trên đất vì khó thanh khoản.
Bạn là người mới hoặc vẫn còn non tay thì đừng bao giờ lấy cảm nhận bản thân về một khu để đầu tư. Hãy lấy cảm nhận của số đông và vận dụng hiểu biết, cân nhắc tài chính để quyết định.
Kể cả có cảm nhận của số đông cũng chưa chắc đã đúng. Từ cảm nhận của số đông lại dùng cảm nhận của cá nhân đánh giá lại. Tin môi giới nhưng đừng bao giờ nghe môi giới hoàn toàn mà hãy lắng nghe con tim mình hát.
Về nguồn vốn tất nhiên có đủ mua thì tốt rồi, cái này ai mà không biết. Nhưng nếu thiếu vốn cũng đừng “liều ăn nhiều” vay mượn quá nhiều. Bởi áp lực ngân hàng kinh khủng lắm, đến lúc bạn không có khả năng trả lãi buộc phải bán đi với giá không đúng kỳ vọng. Hoặc trường hợp đất không tăng gì cả, sốt ruột bán đất đi cắt lỗ thì không dám đầu tư lần thứ hai nữa đâu. Bán cắt lỗ gom trả ngân hàng đã thấy đuối sức rồi.
Về lợi nhuận thì có một vài điểm thế này. Ví dụ trong thời gian ngắn, giá đất tăng đạt kỳ vọng thì bán luôn. Mặc dù biết thừa giá còn lên nữa, nhưng có thể tốc độ tăng có thể chậm hơn. Thay vì vậy, mình tìm lô khác nếu bản thân nghiên cứu thấy chỗ mới có tiềm năng hơn.
Đừng giam vốn tại một chỗ quá lâu. Kể cả việc một thời gian hơi lâu lâu, các khu khác lên giá hết mà khu mình không lên giá cũng chấp nhận bán ra bằng giá hoặc lỗ một chút. Các khu giao dịch ảm đạm thì mãi mãi nó sẽ ảm đạm nếu không có sự can thiệp to lớn nào đó. Mà khu nào ảm đạm thì phải có kiến thức để nhận biết.
Nếu người bán là chính chủ, ngoài các thông tin liên quan đến thế chấp tôi vừa nói ở phần trên, thì khi bạn tiếp xúc, nói chuyện và trao đổi bạn cũng sẽ cảm nhận được độ đáng tin cậy và trung thực của họ. Vấn đề này tùy vào cảm nhận chủ quan của mỗi người. Cảm nhận này có lẽ sẽ giúp ích cho bạn trong việc trả giá nhiều hơn là đánh giá tính pháp lý.
Thông tin về người mua, bán
Nếu người bán là chính chủ, ngoài các thông tin liên quan đến thế chấp tôi vừa nói ở phần trên, thì khi bạn tiếp xúc, nói chuyện và trao đổi bạn cũng sẽ cảm nhận được độ đáng tin cậy và trung thực của họ. Vấn đề này tùy vào cảm nhận chủ quan của mỗi người. Cảm nhận này có lẽ sẽ giúp ích cho bạn trong việc trả giá nhiều hơn là đánh giá tính pháp lý.
Đối với người mua thì đơn giản hơn một chút, bạn chỉ cần tìm hiểu thông tin cơ bản và làm chắc chắn tới bước giao tiền là có thể yên tâm được.
Còn nếu người bán, người mua là người trung gian, môi giới thì sao? Bạn có nên mua bán nhà đất qua trung gian hay môi giới không? Hoàn toàn được, đôi khi việc mua qua người trung gian môi giới lại giúp bạn thuận tiện và “nhàn” hơn so với mua chính chủ, nhưng chỉ với điều kiện người môi giới nhà đất là một người “tử tế”. Nhưng làm thế nào nhận biết được họ là người “tử tế”? Lại chỉ có cách là tiếp xúc, nói chuyện và cảm nhận. Thường thì người môi giới nào họ đề cập thẳng thắn với bạn ngay từ đầu về vai trò của họ (không dấu giếm, không giả vờ chính chủ để dò hỏi…) và thỏa thuận mức giá môi giới một cách rõ ràng, cụ thể thì bước đầu bạn có thể chấp nhận được. Tất nhiên sau đó bạn còn phải đánh giá nhiều yếu tố khác nữa.
Bạn cũng không cần quá quan trọng việc người trung gian môi giới đó là cá nhân hay nhân viên của công ty bất động sản. Nhiều cá nhân môi giới mát tay và có chi phí thấp hơn công ty bất động sản, ngược lại thì công ty bất động sản dù sao cũng là một pháp nhân nên có thể giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.
Hy vọng với bài viết “kinh nghiệm mua bán nhà đất” bạn sẽ có một cuộc giao dịch suôn sẻ, “thuận mua vừa bán”.
Xem thêm bài viết: Thủ Tục Mua Bán Nhà Đất