Đo Đạc Địa Chính Để Tách Thửa – Quy Trình Thực Hiện
Đo đạc địa chính để tách thửa có cần thiết khi làm các thủ tục tách thửa, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất không. Xem ngay bài viết “ đo đạc địa chính để tách thửa” sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Đo đạc địa chính để tách thửa là gì?
Đo đạc địa chính là xác định ranh giới, mốc giới và diện tích của các lô/ thửa đất. Sau đó thể hiện chính xác lên bản đồ nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đây cũng là hoạt động phục vụ nhu cầu mua bán, thu thuế quyền sử dụng đất, thuế chuyển nhượng, thuế chuyển mục đích sử dụng.
Thiết bị đo đạc địa chính
Máy toàn đạc
Máy toàn đạc là một thiết bị đo đạc chuyên dụng trong ngành trắc địa thuộc lĩnh vực xây dựng được dùng để thiết lập các giá trị đo vật lý gồm góc và khoảng cách. Là thiết bị đo đạc được phát triển dựa trên máy kinh vĩ và có cấu tạo gần giống máy kinh vĩ tích hợp với máy đo dài điện quang. Hiển thị kết quả qua màn hình LCD.
Máy cân bằng laser
Máy cân bằng Laser hay còn gọi là máy cân mực Laser, máy dọi laser, máy bắn cốt là một loại máy đo đạc phát ra các chùm sáng laser quét ngang, quét dọc dùng để xác định các điểm cân bằng hay các đường thẳng, đường ngang vuông góc một cách chính xác và không phải tiêu tốn quá nhiều thời gian căn chỉnh, lắp đặt
Máy đo khoảng cách laser cầm tay
Máy đo khoảng cách Laser cầm tay là một thiết bị đo đạc sử dụng một chùm sáng laser để xác định khoảng cách đến một đối tượng bằng cách gửi một xung laser trong một chùm tia hẹp thẳng hướng đến đối tượng. Nhờ đó có thể xác định được khoảng cách từ người sử dụng máy đo khoảng cách laser đến nơi cần đo và đọc khoảng cách dựa trên những mã vạch ở tia laser.
Thước đo laser là giải pháp thay thế cho nhiều loại thước đo truyền thông như thước dây, thước lá… có khả năng đo linh hoạt từ chiều dài, diện tích đến thể tích và cả các góc, cho kết quả nhanh chóng với độ sai số chỉ khoảng 1mm. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong đo đạc, xây dựng công trình, đo vẽ bản đồ.
Máy thủy bình
Máy thủy bình là một thiết bị được dùng phổ biến trong điều tra khảo sát thực địa. Các kỹ sư trắc địa thường xuyên sử dụng máy thủy bình cho mục đích thiết lập giá trị độ cao vật lý, tính toán chênh lệch độ cao giữa các địa vật hoặc làm đường bình độ của địa hình
Máy định vị GPS
Máy định vị GPS là thiết bị dùng để đánh giá chính xác vị trí, cho độ chính xác vị trí mặt bằng có thể đạt đến 5m với phương pháp định vị tương đối dùng trị đo mã C1 trong thời gian thu từ 1 – 1,5 phút. Máy GPS đáp ứng được yêu cầu của công tác đo đạc trắc địa, dễ sử dụng, cho kết quả đo chính xác, nhanh chóng.
Quy trình đo đạc địa chính để tách thửa
Để có được những thông tin chính xác về tất cả các vị trí trên bản đồ địa chính sẽ không hề đơn giản như mọi người vẫn tưởng. Bởi làm được như vậy, những người thực hiện nhiệm vụ đo đạc địa chính phải tiến hành tuần tự theo các bước. Cụ thể các bước sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của công việc
Cụ thể như như việc: Đo để cấp đổi, đo để chuyển quyền sử dụng đất, đo để chuyển mục đích sử dụng, đo để cấp tách thửa đất, đo hợp thửa, đo tranh chấp.
Bước 2: Thu thập mọi tài liệu liên quan để phục vụ cho công tác đo đạc
Để có thể làm việc một cách chính xác và minh bạch thì chủ sở hữu cần cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan chứng minh quyền sử dụng hợp pháp . Cụ thể là: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các loại giấy tờ này có thể là bản sao có công chứng hoặc không công chứng cũng được.
Bước 3: Xác định rõ về ranh giới thửa đất trên thực tế đồng thời đánh dấu vị trí đó trên bản đồ
Đối với những người có kinh nghiệm trong việc đo đạc địa chính thì chắc chắn sẽ không lạ với các dụng cụ như: Đinh sắt, cọc bê tông, vạch sơn, cọc gỗ… Bởi đây là những dụng cụ hỗ trợ cho việc đo đạc được diễn ra nhanh hơn và chuẩn xác hơn.
Sau khi đã đánh dấu xong, nhân viên đo đạc sẽ phải xác định các vị trí đó trên bản đồ. Trong quá trình đo đạc, nhân viên cần phải ghi rõ địa chỉ các thửa đất tứ cận. Bởi đây sẽ là thông tin chính xác nhất để phục vụ cho công tác hoàn thiện hồ sơ pháp lý sau này.
Bước 4: Đo đạc lại thửa đất
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc đo đạc địa chính cũng trở lên dễ dàng hơn. Nhân viên cần chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị có liên quan như: Thước đo, máy đo, máy toàn đạc điện tử trước khi đo thực địa. Đây là những dụng cụ đo khá hiện đại và có thể cho kết quả chính xác nhất.
Bước 5: Đối chiếu lại với tài liệu cũ
Đây là một bước rất quan trọng để xác thực tính chính xác của số liệu. Nếu có sự sai lệch thì nhân viên sẽ tìm ra nguyên nhân và biết cách giải trình. Thực tế, tất cả những ai làm công việc này đều rất coi trọng bước quan trọng này.
Bước 6: Xác nhận chính chủ và tứ cận của thửa đất
Sau khi đã có kết quả, nhân viên đo đạc phải xuất kết quả, tập hợp hồ sơ và kể cả là hồ sơ kỹ thuật của thửa đất. Từ những thông tin này cần phải xác nhận lại với chủ sở hữu sau đó mới có thể nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
Bước 7: Nộp hồ sơ
Sau lần kiểm tra cuối nếu không phát hiện sai sót của hồ sơ kỷ thuật thửa đất và pháp lý, nhân viên trắc đạc sẽ tiến hành nộp cho cơ quan thẩm quyền và nhận giấy hẹn để nhận lại giấy quyền sử dụng đất mới.
Xem thêm bài viết: Những lưu ý khi thuê đất – Điều kiện cho thuê sử dụng đất