Dịch Vụ Đo Đất Chuyên Nghiệp

dich vu do dat chuyen nghiep

Dịch vụ đo đất chuyên nghiệp khi bạn cần cấp lại sổ hồng cũ, cấp sổ hồng cho thửa đất chưa có giấy tờ, đo đạc để tách thửa đất và còn rất nhiều nhu cầu khác. Lúc đó, bạn cần một tư vấn dịch vụ đo đất chuyên nghiệp phải am hiểu và phải trả lời được các thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng và thời gian tư vấn thực hiện dịch vụ phải nhanh và chính xác. Xem ngay bài viết “dịch vụ đo đất chuyên nghiệp” để được hiểu rõ hơn nhé!

Đo đạc nhà đất là gì ?

Đo đạc nhà đất hay còn gọi là đo đạc địa chính  được xã hội hóa. là một phần không thể thiếu khi lập hồ sơ bản vẽ đo đạc đất đai, nhà ở, công trình trong việc xác định vị trí, ranh giới của lô đất trên thực địa.

Hoạt động đo đạc nhà đất, đo đạc địa chính nhằm thực hiện các hoạt động: chỉnh sửa, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính hoặc trích đo đạc thửa đất thực tế.

do dac nha dat la gi 2

Các trường hợp phải thực hiện đo đạc nhà đất

  • Đo đạc phân lô dự án, đo đạc cắm mốc định vị nhà đất, công trình.
  • Đo vẽ nhà đất để cấp sổ hồng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Tư vấn thủ tục làm khu dân cư
  • Nghiệm thu công trình, bàn giao công trình
  • Đo vẽ xin phép xây dựng
  • Đo vẽ hoàn công nhà ở – công trình xây dựng
  • Đo đạc hiện trạng nhà – đất
  • Đo đạc phục vụ công tác đền bù giải tỏa
  • Đo đạc phục vụ tranh chấp
  • Đo đạc lập thủ tục giao, thuê đất
  • Đo đạc lập bản đồ tổng thể phân lô
  • Đo đạc khảo sát địa hình
  • Đo đạc định vị công trình, ranh đất
  • Đo đạc tính toán khối lượng san lấp
  • Thi công san lấp mặt bằng
  • Thiết kế xin phép xây dựng
  • Thiết kế kiến trúc nhà dân dụng
  • Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Dịch vụ xin phép xây dựng
  • Dịch vụ môi giới bất động sản
  • Cơ sở để quyết định đo đạc thành lập bản đồ địa chính

1. Các thay đổi sau đây về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất được thực hiện đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Cụ thể:

  • Có quyết định giao đất, cho thuê đất hay công nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền
  • Quyết định của ủy ban nhân dân các cấp, bản án của tòa án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất đai
  • Có kết quả cần chỉnh lý giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng, sang tên nhà đất, chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất
  • Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai sót trong đo vẽ bản đồ địa chính (Sẽ phải thuê công ty đo vẽ nhà đất thực hiện bản vẽ trích lục).

2. Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc giới trên thực địa.

3. Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong trường hợp mốc giới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Việc chỉnh lý bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát hiện có thay đổi.

Các bước trong quy trình đo đạc địa chính

1. Trước hết cần xác định mục đích đo đạc: chủ sử dụng đất phối hợp với nhân viên đo đạc để xác định nhiệm vụ đo đạc và tư vấn để chủ sử dụng cung cấp những giấy tờ có liên quan và nắm được quy trình thực hiện.

Ví dụ: Mục đích đo đạc phục vụ cho việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2. Thu thập tài liệu: Chủ sử dụng đất cung cấp cho nhân viên đo đạc các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và thửa đất như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ khẩu, CMND…( bản sao, không cần công chứng)

(Tiếp theo ví dụ trên), chủ sử dụng đất cung cấp bản sao quyền sử dụng đất và thử đất, CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không cần công chứng).

3. Xác định ranh giới thửa đất thực tế và đánh dấu vị trí trên bản đồ

• Cần xác định ranh giới mốc giới thửa đất và đánh dấu mốc cọc bê tông, cọc gỗ, vạch sơn… tại các điểm và điểm chuyển hướng của ranh giới thửa đất.

• Xác định vị trí thửa đất trên bản đồ tham khảo.

• Lập bản mô tả ranh giới thửa đất, ghi rõ địa chỉ các thửa đất tứ cận, việc này để bổ sung hồ sơ pháp lý cho cơ quan thẩm quyền.

4. Đo đạc hiện trường: tiến hành đo đạc bằng máy đo khoảng cách, thước hoặc máy toàn đạc điện tử, để đo các vị trí trên ranh đất chính xác nhất.

5. Đối chiếu tài liệu cũ: đối chiếu với các tài liệu cũ như: bản đồ địa chính 02, bằng khoán, tài liệu 299, và các tài liệu bản đồ địa chính mới khác.

6. Xác nhận tứ cận và chính chủ: xuất kết quả đo đạc, tập hợp tất cả các hồ sơ pháp lý và kỹ thuật thửa đất, xác nhận với chủ sử dụng để nộp hồ sơ.

7. Nộp hồ sơ: hồ sơ đã tập hợp được kiểm tra lần cuối, nếu không phát hiện sai sót thì tiến hành nộp cho cơ quan thẩm quyền và nhận giấy hẹn để nhận lại giấy quyền sử dụng đất mới.

So sánh