Đất Tái Định Cư Là Gì? – Những Điều Bạn Cần Biết

dat tai dinh cu la gi nhung dieu ban can biet

Đất tái định cư là gì? không phải ai cũng biết và hiểu rõ về quy định của loại đất này. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin và kinh nghiệm khi mua đất tái định cư qua bài viết “đất tái định cư là gì?” để được hiểu rõ hơn nhé!

Đất tái định cư là gì?

dat tai dinh cu la gi

Đất tái định cư là đất Nhà nước cấp cho người dân để bồi thường khi bị thu hồi đất. Mục đích là giúp người dân có nơi an cư mới, ổn định cuộc sống. Xét về pháp lý, đất tái định cư là đất thổ cư, có đầy đủ quyền sở hữu được cấp cho các chủ sở hữu mới. 

Đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, chủ sở hữu mới có quyền sử dụng hợp pháp như các loại đất ở thông thường khác.

Các trường hợp được cấp đất tái định cư

Trường hợp 1

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi nhà nước thu hồi đất mà có sổ đỏ hoặc đủ điều kiện cấp sổ đỏ thì được bồi thường bằng đất tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu đáp ứng được các điều kiện dưới đây.

  • Bị thu hồi hết đất ở
  • Diện tích đất thổ cư còn lại sau khi bị thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của uy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Không còn nhà ở, đất ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn bị thu hồi đất ở.

Lưu ý: Nếu cá nhân, hộ gia đình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có nhu cầu bồi thường bằng nhà hoặc bằng đất ở tái định cư thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền.

Trường hợp 2

Nhiều hộ gia đình đồng sở hữu, có chung quyền sử dụng 01 thửa đất thuộc khu đất bị thu hồi thì uy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quỹ nhà ở, đất ở tái định cư cũng như tình hình thực tế tại địa phương để quyết định cấp mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

Trường hợp 3

Cá nhân hoặc hộ gia đình nằm trong khu vực hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác thuộc địa bàn xã, phường, thị đất nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư.

Trường hợp 4

Cá nhân hoặc hộ gia đình được hỗ trợ tái định cư dưới hình thức nhà ở, đất ở tái định cư trong trường hợp:

Đất thuộc khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Đất có nguy cơ sạt lở, sụt lút, bị ảnh hưởng bởi thiên tai có nguy cơ đe dọa tính mạng người dân.

Kinh nghiệm mua đất tái định cư an toàn

Từ định nghĩa đất tái định cư là gì, nhiều người có nhu cầu mua bán đất tái định cư. Vậy làm sao để mua đất tái định cư rẻ và an toàn? Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tiến hành mua bán loại nhà đất này. 

  • Nếu mua nhà đất tái định cư chưa có sổ đỏ qua hình thức hợp đồng ủy quyền thì cần thêm điều khoản ràng buộc trong hợp đồng. Cụ thể là sau khi thanh toán và nhận được giấy chứng nhận từ bên bán thì bên mua có quyền định đoạt tài sản.theo đúng quy định của pháp luật khi tham gia các loại giao dịch: cho thuê, cho, tặng, bán lại.
  • Người mua nên lập hợp đồng mua bán thông qua văn bản quyền sử dụng nhà đất song song với hợp đồng ủy quyền. Các điều khoản tại hợp đồng mua bán sẽ giúp bên mua giảm thiểu các rủi ro khi mua đất tái định cư khi chưa có sổ đỏ tạo sự an toàn, tin tưởng trong quá trình giao dịch.
  • Ngoài ra, khi mua đất tái định cư, người mua cần tìm hiểu thật kỹ các tiêu chuẩn của nhà ở từ vị trí, quy hoạch, chất lượng,.. của khu tái định cư. Bởi vì một số khu đất tái định cư có vị thế không đẹp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, khó khăn trong việc đi lại. Bên cạnh đó, một số khu có chất lượng kém, nhà nhanh xuống cấp nên cần kiểm tra thật kỹ vào những ngày mưa, nắng để đánh giá được khả năng chống thấm hoặc hướng ánh nắng của căn nhà. 

Tìm hiểu những hạn chế về quá trình chuyển nhượng mua nhà tái định cư. Một số hạn chế của người mua loại hình nhà đất này như:

  • Người bán có thể tự ý vô hiệu hợp đồng ủy quyền để rút lại ý định chuyển nhượng vì loại đất này chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Người mua chỉ được hoàn trả số tiền ban đầu mà không được nhận lãi của số tiền bỏ ra khi hủy bỏ giao dịch
  • Bên mua dễ bị rủi ro hơn khi xảy ra tranh chấp và kiện tụng  

Xem thêm bài viết: Sang tên sổ đỏ là gì? – Các bước thực hiện sang tên sổ đỏ

 

 

So sánh