Bẫy Hợp Đồng Đặt Cọc Công Chứng Thường Gặp

bay hop dong dat coc cong chung

Bẫy hợp đồng đặt cọc công chứng thường xảy ra rất nhiều khi “sốt” đất đi qua.Khi hạ nhiệt thì đây sẽ là chiêu trò được dùng nhiều nhất đề thao túng người bán. Vậy làm thế nào để tránh bị vướng phải bẫy hợp đồng đặt cọc công chứng? Xem ngay bài viết “bẫy hợp đồng đặt cọc công chứng” để tránh gặp những rủi ro không mong muốn.

Bẫy hợp đồng đặt cọc công chứng thường gặp

bay hop dong dat coc cong chung thuong gap

Trong Hợp đồng công chứng thường có một câu “nếu đến hạn ghi trong hợp đồng cọc, nếu hai bên không tiến hành việc mua bán thì hợp đồng công chứng  tự thanh lý và hết hiệu lực. 

Chính vì câu đó nên bên bán thường yên tâm  ký và nghĩ rằng khi bên mua không mua nữa thì mặc định là sẽ bị mất cọc và mình hoàn toàn có quyền tiếp tục bán bất động sản đó cho người khác.

Tuy nhiên, trên thực tế thì khi hết hạn hợp đồng đặt cọc thì để bất động sản đó được tiếp tục giao dịch, bên bán nhà phải yêu cầu người mua cùng ra phòng công chứng, ký hủy hợp đồng cọc công chứng đó. Trong trường hợp bên mua không đồng ý ký hủy thì hồ sơ vẫn bị treo trên hệ thống và bên bán không thể bán sang tên cho người thứ ba được.

Khi đã ký hợp đồng công chứng đặt cọc thì hợp đồng đó đã treo trên hệ thống chung. Nếu không có công chứng viên hủy đi thì hợp đồng đó sẽ được treo mãi mãi.

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi gặp “bẫy hợp đồng đặt cọc công chứng”?

lam the nao de han che rui ro khi gap bay hop dong dat coc cong chung

Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất:

  • Thông tin chủ nhà: Đối chiếu thông tin trên chứng minh nhân dân với sổ hồng.
  • Cầm bản photo sổ hồng đem lên phường hoặc khu phố để hỏi thông tin chủ nhà và thông tin nhà đất có đang tranh chấp hòa giải tại địa phương hay không.
  • Mang giấy photo Sổ hồng đến Phòng Công chứng để hỏi thông tin xem nhà đất có bị ngăn chặn công chứng hay không.
  • Kiểm tra các trang bổ sung trên sổ hồng để biết nhà đất có đang đăng ký giao dịch bảo đảm hay không.
  • Kiểm tra quy hoạch: Có thể kiểm tra tại Địa chính xã/phường; Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện nơi bất động sản tọa lạc.
  • Nếu có điều kiện thì thực hiện đo vẽ nhà đất, tránh trường hợp diện tích nhà đất thực tế chênh lệch với ghi trên Sổ Hồng.

Nội dung cơ bản của Hợp đồng đặt cọc:

  • Cần có thông tin, chữ ký của chủ nhà đất, lưu ý trường hợp 1 người đứng tên sổ hồng nhưng tài sản chung vợ chồng hoặc hộ gia đình thì phải có chữ ký của những người đồng sở hữu còn lại.
  • Nêu cụ thể số tiền cọc, thời gian giao nhận cọc. Mục đích đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc cả giao kết và thực hiện hợp đồng chính thức.
  • Nghĩa vụ và thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong việc ký hợp đồng chính thức, các đợt thanh toán tiếp theo, nghĩa vụ chịu thuế, phí, lệ phí theo quy định.
  • Phạt cọc: quy định cách xử lý tiền đặt cọc khi các bên không vi phạm nghĩa vụ; mức phạt cọc, thời gian trả tiền khi có bên vi phạm nghĩa vụ.
  • Cam kết chung của các bên về vấn đề quyền sở hữu duy nhất, đất không đang kê biên, thế chấp, không có tranh chấp, cam kết thông tin nhân thân và sự tự nguyện ký kết HĐ,…

Lưu ý:

  • Về kinh nghiệm, bên bán và bên mua nên thỏa thuận và ấn định một ngày cụ thể thực hiện giao dịch công chứng và thanh toán tiền. Đến ngày thỏa thuận mà bên kia không đến thì bên còn lại lập vi bằng làm chứng. Tránh ghi điều khoản có thể hiện nội dung “trong vòng”. Vì với điều khoản này, buộc các bên liên quan phải chứng minh đầy đủ cả quá trình bên kia có lỗi, rất rắc rối và phức tạp.
  • Để đảm bảo an toàn hơn, bên bán nên ghi rõ điều khoản: nếu đến ngày hẹn công chứng mà bên mua không đến thực hiện giao dịch, hợp đồng công chứng sẽ vô hiệu và bên bán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc.
  • Một kinh nghiệm cần chú ý nữa là chưa thanh toán chi phí hoa hồng cho bên dịch vụ môi giới tại thời điểm đặt cọc, để tránh trường hợp khi xảy ra tranh chấp, đã không hoàn thành được giao dịch, không lấy được tiền cọc.

Xem thêm bài viết: Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào?

So sánh