“Bẫy” Hợp Đồng Công Chứng Thường Gặp

bay hop dong cong chung thuong gap

Bẫy hợp đồng công chứng có những loại nào? Những loại bẫy hợp đồng thường gặp. Xem ngay bài viết “ bẫy hợp đồng công chứng” dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bẫy hợp đồng công chứng thường gặp

Pháp luật hiện hành không quy định hợp đồng đặt cọc bds bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực. Có nghĩa là việc ký tay giữa các bên vẫn có hiệu lực như hợp đồng đặt cọc công chứng, việc ký hay không là do các bên thỏa thuận và  không ảnh hưởng đến hiệu lực của Hợp đồng.

Nếu đã công chứng hợp đồng, khi hủy hợp đồng, hai bên phải thực hiện thủ tục huỷ hợp đồng tại văn phòng công chứng nơi đã công chứng hợp đồng ban đầu và do CCV tiến hành. Trường hợp bên bán không phối hợp ký hủy thì bắt buộc bên mua phải liên hệ Tòa án để đề nghị chấm dứt hiệu lực HĐ đặt cọc do bên đặt cọc vi phạm nghiêm trọng trong nghĩa vụ của mình. Theo quy định hiện hành của pháp luật việc tố tụng dân sự, thời gian để Tòa án giải quyết theo quy định là từ 4 – 6 tháng (cấp sơ thẩm) và trên thực tế có thể nhanh hoặc chậm hơn thời hạn nêu trên;

Việc ký Hợp đồng đặt cọc công chứng sẽ đảm bảo quyền lợi và sự ràng buộc cho cả 2 bên. Tuy nhiên, nếu  phát sinh tranh chấp thì bên bán sẽ rất tốn thời gian công sức để xử lý, vậy nên bên bán phải cực kỳ quan tâm vấn đề này. Và bên mua ở chiều phân tích ngược lại;

Khuyến cáo đối với các bất động sản có giá trị lớn và tỷ lệ đặt cọc cao (trên 30% tổng giá trị) thì bên bán hãy cân nhắc đến việc ký hợp đồng nhận cọc tại Tổ chức công chứng;

Nếu trường hợp bên mua không đến Tổ chức công chứng để ký Hợp đồng mua bán như cam kết. Thì bên bán có thể yêu cầu CCV lập biên bản sự việc hoặc liên hệ liên hệ Thừa Phát Lại lập vi bằng tại thời điểm đó để làm chứng cứ (chi phí loanh quanh khoảng 5 triệu đồng/lần)- việc này cực kỳ quan trọng và sẽ giúp bên bán đẩy nhanh quá trình giải quyết tại Tòa án sau này.

* Lưu ý một số nội dung để thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc công chứng nên ghi rõ địa chỉ liên hệ của bên đặt cọc (để gửi thông báo sau này); các thông tin về nhân thân, số điện thoại liên hệ (lưu lại các thông tin nội dung trao đổi thông qua tin nhắn các nền tảng MXH) và ghi rõ Tổ chức công chứng sẽ ký kết Hợp đồng mua bán sau này làm cơ sở chứng cứ cung cấp cho Tòa án đẩy nhanh quá trình giải quyết các vấn đề sau này tại Tòa án.

Các loại hợp đồng bắt buộc công chứng

cac loai hop dong bat buoc cong chung

Các hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng được quy định tại nhiều văn bản luật chuyên ngành khác nhau. Ngoài những hợp đồng bắt buộc công chứng thì các trường hợp lập hợp đồng khác sẽ không bắt buộc, không cần phải công chứng. Cụ thể như sau:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở
  • Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản
  • Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
  • Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá
  • Hợp đồng đổi nhà ở
  • Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Hợp đồng thế chấp nhà ở.
  • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại.
  • Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Hợp đồng thế chấp tài sản.
  • Hợp đồng bảo lãnh.
  • Hợp đồng trao đổi tài sản.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.
  • Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài.
  • Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản có cần công chứng không?

Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Pháp luật không bắt buộc Hợp đồng đặt cọc phải cần có công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên chỉ ký giấy tay thì Hợp đồng đặt cọc mua bán bất động sản vẫn có giá trị pháp lý, theo Điều 328 BLDS 2015.

Tuy nhiên trên thực tế tham gia tố tụng tại Tòa án thì luật sư khuyến khích các bên nên đi công chứng hợp đồng đặt cọc, bởi điểm lợi về chứng minh chứng cứ, đó là khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng được công chứng được coi là chứng cứ không cần chứng minh. Còn hợp đồng  giấy tay nhiều khi xảy ra tranh cãi vì một bên cho rằng chữ ký giả, phải giám định chữ ký chữ viết.

Các ưu/nhược điểm nổi bật của hợp đồng công chứng

Đối với bên mua:

  • Kiểm tra được tính pháp lý bất động sản trước khi giao dịch;
  • Xác minh được giấy tờ hợp lệ Bên bán;
  • Nếu bên bán nhận cọc giấy tay nhiều người cùng một lúc thì hợp đồng cọc công chứng có lợi hơn;
  • Bên bán khó để đổi ý không bán hay bẻ cọc;
  • Được bảo vệ quyền lợi tối đa

Đối với bên bán:

  • Chứng minh được sự minh bạch của bất động sản trong giao dịch chuyển nhượng;
  • Xác minh được giấy tờ hợp lệ của Bên mua

Vuiland.vn “hợp đồng đặt cọc”

Khi đặt cọc tại Vuiland.bn sẽ giúp khách hàng bớt lo âu về các vấn đề sau:

Ưu điểm vuiland:

1. Giúp khách hàng rà soát pháp lý trước khi đặt cọc

2. Mẫu hợp đồng đã điều chỉnh chuẩn theo pháp luật, sự ràng buộc các bên rõ ràng

3. Có tổ chức là vuiland làm chứng, nhân viên làm chứng, đóng dấu mộc giúp pháp lý có hiệu lực mạnh

Những hạn chế và pháp lý yếu của các hợp đồng tay:

Khi môi giới làm chứng xong, có nhiều trường hợp tắt máy, hoặc k hỗ trợ làm chứng khi bên bán và bên mua xảy ra tranh chấp.

Vì vậy: vuiland thấu hiểu được, vuiland là tổ chức chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ khách hàng từ khi cọc cho đến khi giao dịch thành công. 

Khi xảy ra tranh chấp vuiland sẽ hỗ trợ pháp lý cho các bên, minh bạch, rõ ràng, đúng như những gì các bên đã ký trong hợp đồng.

So sánh